1. Chỉ báo Relative Vigor Index là gì?
Chỉ báo Relative Vigor Index (RVI) được phát triển bởi John Eilers, nhằm xác định trend hiện hành. Các hành vi của chỉ báo được dựa trên ý tưởng đơn giản: “Khi thị trường giá tăng (bull market) thì giá đóng cửa theo quy tắc phải cao hơn giá mở cửa, ngược lại với thị trường giá giảm (bear market) thì giá đóng cửa sẽ thấp hơn giá mở cửa”. Do đó khi phân tích chỉ báo Relative Vigor Index, năng lượng của biến động được hình thành tại thời điểm giá kết thúc.

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm:
Bull Market – Bear Market là gì? Người mới bắt đầu cần biết gì về hai thị trường này?
2. Công thức tính Relative Vigor Index (RVI)
RVI = (CLOSE-OPEN)/(HIGH-LOW)
Trong đó:
- OPEN — giá mở cửa
- HIGH — giá cao nhất;
- LOW — giá thấp nhất;
- CLOSE — giá đóng cửa.
3. Cách sử dụng chỉ báo Relative Vigor Index (RVI)
Điểm mấu chốt chính của Relative Vigor Index là nó dựa trên chỉ số RSI và xem xét tất cả các mức độ đa dạng hóa bị bỏ qua bởi chỉ số RSI. Tuy nhiên, RVI là một chỉ số giao động nhưng lại không phải là một chỉ số giao động cổ điển; và đây là lý do vì sao không thể sử dụng nó một cách độc lập. Do vậy, tốt hơn hết là kết hợp các tín hiệu của RVI với các tín hiệu của chỉ số giao động như chỉ số RSI.
- Nếu chỉ số RSI cùng với RVI đi vào vùng quá mua và vượt quá 70% thì đây là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy sự tăng giá sẽ sớm kết thúc và bắt đầu một quá trình ngược lại.
- Nếu cả RSI và RVI cùng xuống dưới 30%, nói cách khác là ở trong vùng quá bán, thì cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho sự tăng giá.
Do đó chúng ta nên sử dụng kết hợp hai chỉ số này hơn là áp dụng chúng một cách độc lập.
Ngoài ra, một cách áp dụng khác với Relative Vigor Index đó là phát hiện ra sự phân kỳ và hội tụ với mức giá. Nếu mức giá tăng trong khi chỉ số lại giảm thì tức là mức giá đang chuẩn bị đi xuống (trường hợp phân kỳ).
Trường hợp ngược lại cũng đúng: chỉ số giảm trong khi mức giá tăng, và điều này báo hiệu mức giá sẽ giảm.
Có thể bạn quan tâm:
Sự hình thành những tín hiệu này sẽ thích đáng hơn khi RVI ở trong vùng quá mua hoặc quá bán. Nhưng ngay cả trong trường hợp RVI ở trong vùng trung lập (từ 30% đến 70%) thì tín hiệu phân kỳ/hội tụ vẫn sẽ có ý nghĩa.
Cụ thể:
- Hội tụ / Phân kỳ. Nếu mức giá đỉnh mới cao hơn đỉnh trước đó, trong khi đỉnh RVI mới lại thấp hơn đỉnh trước đó (tức phân kỳ) thì hãy tìm RVI cắt ngang đường tín hiệu theo hướng đi lên rồi mua vào. Nếu mức giá đáy mới thấp hơn đáy trước đó, trong khi đáy RVI mới cao hơn đáy trước đó (tức hội tụ giảm giá) thì đi tìm giá trị RVI cắt ngang đường tín hiệu theo hướng đi xuống rồi bán ra.
- Điều kiện mua / bán quá mức. Nếu thị trường đi ngang, hãy tìm giá trị RVI để thoát khỏi vùng mua quá mức (đỉnh) hoặc bán quá mức (đáy) để thấy tín hiệu bán / mua. Lưu ý rằng chỉ báo này không có vùng mua hay bán quá mức, do đó các trader cần tự làm việc này.

Cần lưu ý rằng RVI xem xét tỷ lệ thông số lớn hơn so với chỉ số RSI và những tín hiệu nhận được với sự trợ giúp của chỉ số RVI sẽ tốt hơn rất nhiều.
Xem thêm:
Trader cần bao nhiêu chỉ báo để xây dựng một hệ thống giao dịch hiệu quả?
RVI là một chiến lược giao dịch “sát thủ” nếu được sử dụng đúng cách. Trên thực tế, bất kỳ chỉ báo nào cũng có độ trễ khi tìm điểm phân kỳ, tuy nhiên RVI lại tỏ ra khá nhạy trong việc phát hiện điểm phân kỳ ẩn. Hy vọng với những kiến thức trên, Libra24h.com đã giúp các bạn nắm được các cách sử dụng chỉ báo Relative Vigor Index (RVI) hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Crypto Viet
Chi Nguyễn