Trên thực tế, sóng Elliott (các sóng động lực và điều chỉnh) có cấu trúc phức tạp hơn rất nhiều. Ralph Nelson Elliott cũng đã chỉ ra các dạng mô hình sóng khác nhau, ông đã đặt tên và mô tả những cấu trúc này rất chi tiết. Hãy cùng libra24h.com tìm hiểu kỹ hơn về các mô hình này nhé!
Để hiểu khái niệm cơ bản về Lý thuyết sóng Elliott, bạn hãy tham khảo bài viết:
Lý thuyết sóng Elliott là gì? Cần biết những gì về lý thuyết này?
1. Các dạng mẫu hình của sóng động lực (impulse waves)
- Extension (mẫu hình sóng mở rộng)
- Diagonal Triangle (Tam giác chéo)
- Leading Diagonal Triangle
- Ending Diagonal Triangle
- Failed 5th (Thất bại sóng 5) hay Truncated 5th (mẫu hình cụt sóng 5)
1.1. Mẫu hình sóng mở rộng (Extension)
Mỗi sóng 1, 3, 5 đều có thể mở rộng thành một cấu trúc nhiều sóng hơn bên trong nó (thường là 5 sóng) và mở rộng nhiều lần. Trong mô hình Extension này, chỉ có một sóng được mở rộng và thường là sóng 3, tuy nhiên vẫn có trường hợp sóng 1 hoặc sóng 5 mở rộng. Nếu sóng 3 mở rộng thì sóng 1 và 5 sẽ tuân theo cấu trúc cơ bản và có xu hướng cân bằng nhau.
Sóng mở rộng có cấu trúc của một impulse waves cơ bản.
Nếu sóng 3 mở rộng một lần thì tổng số sóng của impulse waves là 9, mở rộng 2 lần là 13, thậm chí mở rộng 3 lần sẽ là 17.
Mẫu hình sóng 3 mở rộng một lần có cấu trúc sóng là 5-3-5-3-5-3-5-3-5
Sóng 3 mở rộng thành 5 sóng nhỏ, nếu nó mở rộng 2 lần thì một trong 5 sóng nhỏ này sẽ mở rộng thành 5 sóng nhỏ hơn nữa.
Mô hình sóng 3 mở rộng 2 lần với sóng mở rộng là sóng i: cấu trúc sóng 5-3-5-3-5-3-5-3-5-3-5-3-5
Dạng sóng mở rộng thường xuất hiện ở sóng 1, 3, 5 của sóng động lực và sóng A, C của sóng điều chỉnh.
1.2. Mẫu hình sóng Tam giác chéo (Diagonal Triangle)
Điểm đặc biệt của mô hình này là khi vẽ các đường xu hướng đi qua các đỉnh và đáy của các bước sóng sẽ tạo thành hình tam giác.
Mẫu hình này được chia thành 2 dạng khác nhau, dựa vào cấu trúc sóng:
Leading Diagonal Triangle có cấu trúc sóng 5-3-5-3-5 và Ending Diagonal Triangle có cấu trúc sóng 3-3-3-3-3
Trong đó:
- Sóng 1, 3, và 5 có dạng Zigzag (sẽ được mô tả cụ thể ở phần sau)
- Sóng 2 và 4 có thể theo bất kỳ dạng mẫu hình điều chỉnh nào
- Sóng 3 không thể là sóng ngắn nhất
Dạng sóng Leading Diagonal Triangle thường xuất hiện trong sóng 1 và sóng A. Dạng sóng Ending Diagonal Triangle thường xuất hiện trong sóng 5 và C, thỉnh thoảng xuất hiện ở sóng 1.
1.3. Mẫu hình thất bại sóng 5 (Failed 5th)hay mẫu hình cụt sóng 5 (Truncated 5th)
Là mẫu hình sóng động lực trong đó sóng 5 không thể vượt qua khỏi sóng 3, trong một vài trường hợp sóng 5 có vượt qua nhưng không đáng kể thì vẫn được xếp vào dạng mẫu hình này.
Tất cả các sóng còn lại tuân theo cấu trúc của một impulse waves cơ bản.
Mô hình thất bại sóng 5 chỉ thường xuất hiện ở sóng 5 của sóng C.
2. Các dạng mẫu hình của sóng điều chỉnh (corrective waves)
- Zigzag
- Flag (mô hình phẳng)
- Triangle (tam giác)
2.1. Mẫu hình Zigzag
Đặc điểm nhận dạng mẫu hình Zigzag mà dễ dàng nhìn thấy bằng mắt nhất chính là 2 đường xu hướng đi qua các đỉnh và đáy song song với nhau. Cấu trúc của mô hình Zigzag là 5-3-5.
Trong đó:
- Sóng B điều chỉnh không quá 61.8% độ dài của sóng A
- Sóng C phải vượt qua điểm kết thúc của sóng A
- Sóng A và C thông thường có độ dài bằng nhau
Mẫu hình Zigzag có thể mở rộng chính nó thành Double Zigzag hoặc Triple Zigzag. Các mẫu hình Zigzag đơn được nối với nhau trong những biến thể này bằng một mẫu hình sóng điều chỉnh bất kỳ và được gọi là sóng X. Sóng X thường ngắn hơn các sóng Zigzag đơn và cũng có cấu trúc 5-3-5.
Trong mẫu hình Triple Zigzag thì 3 sóng Zigzag đơn sẽ được nối với nhau bằng 2 sóng X, đều là các mẫu hình sóng điều chỉnh.
Dạng mẫu hình Zigzag này hầu như chỉ xuất hiện trong các sóng 2, A và sóng ngắn X.
2.2. Mẫu hình phẳng Flag
Cũng là 2 đường xu hướng song song khi nối các đỉnh và đáy nhưng 2 đường xu hướng này đi ngang trong mô hình Flag thay vì dốc lên hoặc xuống trong mô hình Zigzag.
Cấu trúc mẫu hình Flag cũng rất khác so với Zigzag: 3-3-5 hoặc đôi khi là 3-3-7
Trong đó:
- Sóng A và B là các mẫu hình sóng điều chỉnh
- Sóng C có cấu trúc của một sóng động lực
- Sóng B điều chỉnh hơn 61.8% độ dài sóng A, nhưng thường là bằng với điểm bắt đầu của sóng A (điều chỉnh 100%) hoặc vượt qua điểm bắt đầu của sóng A (điều chỉnh >100%). Trường hợp điều chỉnh hơn 100% nghĩa là thị trường đang muốn đi theo hướng của sóng B
- Trong trường hợp sóng B điều chỉnh nhỏ hơn hoặc bằng 100% độ dài sóng A thì sóng C và A gần như bằng nhau và sóng C không thể vượt qua khỏi vùng giá của sóng A. Trường hợp điều chỉnh hơn 100% (B vượt qua điểm bắt đầu của sóng A) thì sóng C sẽ dài hơn sóng A và vượt ra ngoài vùng giá của sóng A.
Dạng mẫu hình phẳng này đa phần xuất hiện trong các sóng 2, 4 và B, đôi khi xuất hiện ở sóng X.
2.3. Mẫu hình sóng Tam giác (Triangle)
Là một mẫu hình sóng điều chỉnh đặc biệt, bao gồm 5 sóng, mỗi sóng có 3 sóng nhỏ, nên cấu trúc của nó sẽ là 3-3-3-3-3. Hai đường xu hướng nối các đỉnh và đáy cắt nhau tạo thành hình tam giác có hướng hội tụ hoặc mở rộng (phân kỳ).
Tam giác hội tụ
Mẫu hình tam giác hội tụ lại được chia thành 3 dạng khác nhau: tam giác đi lên (ascending), tam giác đi xuống (descending) và tam giác đối xứng (symmetrical)
Trong đó:
- Có 5 sóng, A, B, C, D, E, và mỗi sóng là một mẫu sóng điều chỉnh bất kỳ
- Sóng C không thể là sóng ngắn nhất
- Sóng D không thể vượt ra khỏi vùng giá của sóng C
- Sóng A là sóng dài nhất và sóng E là sóng ngắn nhất
Tam giác mở rộng (phân kỳ)
Trong đó:
- Có 5 sóng, A, B, C, D, E, và mỗi sóng là một mẫu sóng điều chỉnh bất kỳ
- Sóng C không thể là sóng ngắn nhất
- Sóng D vượt ra khỏi vùng giá của sóng C
- Sóng A là sóng ngắn nhất và sóng E là sóng dài nhất
Mẫu hình sóng điều chỉnh tam giác chỉ xuất hiện trong các sóng B, X và 4. Không bao giờ xuất hiện trong sóng 2 hoặc sóng A.
Xem thêm:
Các trường phái đầu tư và bí quyết thành công trên thị trường chứng khoán
Hy vọng qua những kiến thức trên, libra24h.com đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Lý thuyết sóng Elliott – một lý thuyết quan trọng trong trường phái phân tích kỹ thuật. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Chi Nguyễn