Cũng giống như các loại khoáng sản, khi lượng khai thác càng nhiều thì giá thành của loại khoáng sản đó càng rẻ, do tính khan hiếm của nó không còn. Chính vì thế, sắt nguyên chất có giá 20000 VNĐ/kg, trong khi đó vàng có giá 44,7 triệu vnđ/lượng (tương đương với 33,7g). Tuân theo quy luật đó, với càng nhiều Bitcoin được khai thác, theo tự nhiên giá trị Bitcoin sẽ càng giảm, hay hiểu theo cách khác là lạm phát. Chính vì thế, sự kiện Bitcoin Halving ra đời nhằm mục đích chính là ngăn chặn lạm phát cho Bitcoin. Vậy, Bitcoin halving là gì? Và nó có những ảnh hưởng gì tới thị trường? Hãy cùng libra24h.com tìm hiểu nhé!
1. Bitcoin halving là gì?
Bitcoin được tạo ra bởi một nhân vật bí ẩn với biệt danh là Satoshi Nakamoto. Ông đã chủ động giới hạn số lượng Bitcoin trên toàn cầu là 21 triệu coin. Khi Bitcoin được Satoshi Nakamoto tạo ra vào năm 2008, ông đã thiết kế cách phân phối Bitcoin cho mọi người một cách công bằng mà không cần đến các tổ chức trung gian. Ý tưởng này được gọi là Mining (đào coin), phát thưởng Bitcoin cho các thợ mỏ làm công việc xác minh cho các giao dịch mới vào các Block (khối) mới bằng các phép tính máy tính phức tạp để tạo ra Bitcoin mới. Ngoài ra, các thợ đào Bitcoin còn có nguồn thu nhập thứ hai ngoài phần thưởng khối, đó là thợ đào kiếm được phí giao dịch khi xác minh giao dịch.
Halving hay Halvening (giảm một nửa) là một sự kiện mà tại đó sẽ chứng kiến phần thưởng khối (block rewards) cho các thợ mỏ (miner) bị cắt giảm 50%. Sự kiện này không chỉ diễn ra đối với Bitcoin, mà còn với rất nhiều các đồng tiền điện tử khác như Litecoin, Bitcoin Cash, Bitcoin SV, Ethereum Classic,.. Cứ mỗi 210,000 Block được sinh ra (khoảng 4 năm), phần thưởng cho việc đào được từ 1 Block Bitcoin mới sẽ giảm đi một nửa (1/2). Nhờ đó, tổng lượng Bitcoin sinh ra là có giới hạn tiệm cận là 21 triệu BTC mà thôi. Bitcoin halving đã xảy ra được 3 lần, gần nhất vào ngày 11 tháng 5, 2020.
2. Block reward là gì?
Bitcoin hoạt động dựa trên công nghệ Blockchain – một công nghệ phi tập trung cho phép tất cả các máy (block) kết nối trong mạng lưới (chain) sao lưu và ghi lại các giao dịch trong toàn chuỗi. Hiểu đơn giản, khi thực hiện các giao dịch thông thường, thông tin giao dịch của bạn sẽ được lưu trữ trong một cuốn “sổ cái” trong một máy chủ nào đó. Tuy nhiên, đối với công nghệ blockchain, thông tin giao dịch của bạn sẽ được ghi nhận trên tất cả các máy trong chuỗi. Chính vì thế, một khi thông tin được đưa vào hệ thống, sẽ không có cách nào thay đổi được.
Vấn đề đặt ra là, làm sao để mở rộng mạng lưới Blockchain? Khi một thiết bị muốn gia nhập vào hệ thống, hệ thống sẽ đưa ra các bài toán với mức độ phức tạp cao để xác thực, ghép nối thiết bị đó vào hệ thống. Việc giải các bài toán này rất phức tạp và mất nhiều thời gian, tai nguyên. Vì thế, chính Satoshi Nakamoto đã thiết kế ra hệ thống thưởng – Block Reward dành cho các “thợ đào mỏ”.
Về cơ bản, “thợ đào mỏ” là những cá nhân, tổ chứ có nhiệm vụ sử dụng tài nguyên của mình (năng lượng, máy móc, hiệu năng, thời gian) để giải các bài toán nhằm ghép nối các thiết bị – các khối mới (block) vào trong mạng lưới. Block reward chính là phần thưởng dành cho các thợ đào mỏ mỗi khi họ xác thực thành công các khối vào hệ thống.
Dưới đây là thống kê các sự kiện Halving từ khi Bitcoin ra đười vào ngày 03/01/2009:
Sự kiện |
Mốc thời gian |
Chiều cao khối |
Block reward (1 BTC) |
Lượng Coin chưa đào |
%Đã đào |
Bitcoin ra đời |
03/01/2009 |
0 |
50 |
21.000.000 |
50% |
Halving lần 1 |
28/11/2012 |
210.000 |
25 |
10.500.00 |
75% |
Halving lần 2 |
09/07/2021 |
420.000 |
12,5 |
5.250.000 |
87,5% |
Halving lần 3 |
11/05/2021 |
630.000 |
6,25 |
2.625.000 |
93,75% |
Dự đoán |
|||||
Halving lần 4 |
Dự đoán 2024 |
840.000 |
3,125 |
1.312.500 |
96,675% |
Halving lần 5 |
Dự đoán 2028 |
1.050.000 |
1,5625 |
656.250 |
98,4375% |
Halving lần 6 |
Dự đoán 2032 |
1.260.000 |
0,78125 |
164.062,50 |
99,21875% |
Như vậy ở thời điểm hiện tại, 90% Bitcoin đã được khai thác. Mức Block Reward suy giảm khiến việc đào Bitcoin không còn đem lại quá nhiều lợi nhuận. Biểu đồ về tốc độ khai thác coin được thể hiện như sau:
Như vậy, dù lượng Bitcoin đã khai thác là 90%, nhưng để khai thác nốt 10% còn lại không phải là dễ dàng. Bởi lượng Bitcoin đào được sẽ luôn tiệm cận 100% và rất, rất lâu nữa, nhân loại mới đào lên đồng Bitcoin cuối cùng.
3. Phân tích tác động của Bitcoin Halving đến giá Bitcoin và thị trường.
Ngược dòng lịch sử, Bitcoin được tạo ra vào năm 2009, ngay sau cuộc khủng hoảng kinh tê tài chính thế giới năm 2008. Cần biết rằng, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ. Nó cho sự yếu kém và không đáng tin cậy trong quản lý tiền tệ của các ngân hang, những người sẵn sàng lạm dụng quyền lực của mình nếu điều đó khiến họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn.
Satoshi Nakamoto đã tạo ra bitcoin nhằm đáp trả lại cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008. Ông loại bỏ những nguy hiểm phổ biến trong ngành tài chính truyền thống. Một trong số đó bao gồm lạm phát, là tình trạng xảy ra khi các cơ quan tập trung và có thẩm quyền chỉ cần tự do in tiền khi hết tiền, để bù vào khoản lỗ. Việc tiền bị mất giá khiến cho toàn bộ ngành tài chính bị ảnh hưởng. Điều này đã diễn ra nhiều lần trong lịch sử, thậm chí đã có lúc toàn bộ tiền tệ trở nên vô giá trị.
Halving là một sự kiện cực kỳ quan trong đối với Bitcoin hay bất cứ đồng coin nào khác có halving. Bitcoin được thiết kế như một loại tiền tệ giảm phát. Tương tự như vàng, việc phát hành Bitcoin sẽ giảm dần theo thời gian và qua đó nó dần trở nên khan hiếm hơn. Theo nguyên tắc cung cầu, khi nguồn cung của một tài sản giảm dần và nhu cầu giữ nguyên hoặc tăng thì giá của tài sản này sẽ tăng.
Một số người ủng hộ Bitcoin lập luận rằng Bitcoin có thể được sử dụng như một hàng rào chống lại sự lạm phát. Mặt khác, nếu chúng ta nhìn vào các quốc gia đã từng trải qua siêu lạm phát, thì một điều thường xảy ra là quốc gia này sẽ “in” tiền tràn ngập thị trường, điều này làm giảm giá trị của đồng tiền quốc gia, chẳng hạn gần đây có thể kể đến là đồng đô la Mỹ – với nguồn cung vô hạn. Sự kiện halving Bitcoin được lập trình diễn ra định kỳ để kiểm soát lượng BTC mới ra đời, qua đó ngăn chặn siêu lạm phát. Đây được xem là điểm khác biệt lớn nhất giữa tiền điện tử và tiền giấy.
4, Halving ảnh hưởng như thế nào tới giá Bitcoin?
Sở dĩ halving BTC được cộng đồng tiền điện tử mong đợi vì hai lần halving trước đó trong lịch sử đều mạng lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho giá Bitcoin.
Như đã đề cập ở trên, về cơ bản, halving Bitcoin sẽ cắt giảm nguồn cung của BTC, khiến tài sản trở nên khan hiếm hơn. Và khi nhu cầu giữ nguyên hoặc tăng, trong khi nguồn cung giảm thì giá tài sản sẽ tăng lên. Ngoài ra, lịch sử đã chứng minh halving có ảnh hưởng tích cực tới giá BTC. Tuy nhiên, không điều gì là chắc chắn.
Vào ngày 28/11 năm 2012, ngày Bitcoin trải qua halving đầu tiên, giá đồng coin này đã tăng từ $11 lên $12, và tiếp tục tăng lên trong suốt năm sau đó – đạt đỉnh $1.038 vào ngày 28/11 năm 2013.
Khoảng 4 năm sau, một tháng trước khi halving lần 2, giá Bitcoin bắt đầu đi theo một mô hình tăng giá tương tự lần halving thứ nhất. BTC đã tăng từ $576 vào ngày 9/6 lên $650 vào ngày 9/7 năm 2016 – ngày mà BTC trải qua halving lần 2. Một lần nữa, BTC tiếp tục tăng tốc trong một năm sau đó, bất chấp có những biến động tăng/giảm thường xuyên, và cuối cùng đạt đỉnh ở mức $2.526 vào ngày 9/7 năm 2017.
Vào thời điểm ngày 12/05/2021, tròn 1 năm sau ngày Bitcoin Halving lần thứ 3, giá BTC đang dao động ở 55.700 USD, tăng 523% so với mức 8.900 USD vào thời điểm ngày 12/05/2020. vốn hóa thị trường của Bitcoin cũng tăng đến 543,8% – đưa Bitcoin lần đầu tiên lịch sử giữ cột mốc vốn hóa trên 1.000 tỷ USD trong 10 ngày liên tiếp.
Như vậy, dựa theo các dấu hiệu lịch sử, trong vòng 1-1,5 năm kể từ sự kiện halving, giá Bitcoin đều tăng đột biết. Điều này trở nên hợp lý dựa theo quy luật cung cầu, một trong trường hợp giá tăng lên là tốc độ tăng của cung nhỏ hơn tốc độ tăng của cầu. Sau khi Halving xảy ra, Block reward đã giảm đi, khiến các thợ mỏ mất đi động lực để khai thác Bitcoin, từ đó lượng coin được khai thác chậm hơn. Điều này làm gia tăng sự khan hiếm của Bitcoin và khiến giá Bitcoin tăng mạnh theo thời gian.
Như vậy, qua bài viết “Bitcoin halving là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường?”, libra24h hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc và sự kiện quan trọng này của Bitcoin.
Nguồn: Tổng hợp.
Hoàng Vũ