1. Những điểm khác nhau giữa GAAP và IFRS
GAAP – Generally Accepted Accounting Principles | IFRS – International Financial Reporting Standards | |
Được kiểm soát và phát hành bởi | FASB (Financial Accounting Standards Board – Uỷ Ban Chuẩn mực Kế toán Tài chính) | IASB (International Accounting Standards Board – Uỷ Ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế) |
Uỷ ban giám sát | SEC | ESMA, IFRS Uỷ Ban Uỷ Thác |
Dựa trên | Quy tắc hiện hành của Mỹ | Nguyên tắc kế toán quốc tế |
Các nước sử dụng | Mỹ | 110 quốc gia (EU, nhiều nước châu Á và Nam Mỹ) |
a. Phạm Vi Áp Dụng
IFRS được sử dụng tại hơn 110 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả EU và nhiều quốc gia Châu Á và Nam Mỹ. Mặt khác, GAAP chỉ được sử dụng ở Hoa Kỳ. Các công ty hoạt động ở Hoa Kỳ và nước ngoài có thể gặp phải những khó khăn khi khai báo và phân tích các báo cáo tài chính. Còn ở Việt Nam, chuẩn mực đang được sử dụng phổ biến là VAS. Những đặc điểm cũng như sự khác biệt của chuẩn mực này sẽ được đề cập ở phần tiếp theo.
b. Quy tắc
GAAP dựa trên quy tắc và các bộ luật được ban hành và tác động bởi Quốc Hội Mỹ và FASB, trong khi IFRS dựa trên nguyên tắc kế toán nhiều hơn. Về cơ bản, hướng dẫn IFRS cung cấp ít chi tiết tổng thể và ngoại lệ hơn nhiều so với GAAP. Do đó, khuôn khổ lý thuyết và các nguyên tắc của IFRS còn nhiều chỗ để giải thích hơn và thường có thể yêu cầu trình bày dài dòng về báo cáo tài chính.
Mặt khác, các nguyên tắc nhất quán và trực quan của IFRS hợp lý hơn và có thể thể hiện tốt hơn tính kinh tế của giao dịch kinh doanh.
Ví dụ, GAAP yêu cầu ghi nhận tài sản cố định theo nguyên giá, sau đó thường xuyên trích khấu hao tài sản cố định. IFRS cho phép các tài sản được đánh giá lại định kỳ để phản ánh giá trị hợp lý của chúng. Các công ty có thể cần duy trì một bộ sách cho GAAP và một bộ sách khác cho IFRS.
IFRS
Trên Bảng cân đối kế toán, các tổ chức thể hiện tài sản ngắn hạn và tài sản cố định, nợ ngắn hạn và dài hạn một cách riêng biệt theo cách phân loại của mình, trừ khi việc trình bày khả năng thanh toán cung cấp thông tin phù hợp và đáng tin cậy hơn. Tất cả các khoản nợ và tài sản được trình bày rộng rãi theo thứ tự thanh khoản.
GAAP của Hoa Kỳ:
Tổng tài sản được trình bày cân bằng với vốn chủ sở hữu của cổ đông và tổng nợ phải trả (Assets=Liabilities + Equity). Các mục được trình bày trên mặt bảng cân đối kế toán khá giống với IFRS, chúng được trình bày theo thứ tự thanh khoản giảm dần. Chi tiết của bảng cân đối kế toán cần phải đủ để cho phép xác định các thành phần của nguyên vật liệu.
Các tổ chức công phải tuân theo hướng dẫn cụ thể của SEC. Cho nên chúng ta có thể thấy ở Bảng cân đối của GAAP thì mục tài sản và nợ ngắn hạn được trình bày chi tiết hơn của IFRS rất nhiều.
IFRS:
Ngoại trừ trường trình bày về tính thanh khoản, còn có sự phân biệt giữa hiện tại (current) và không hiện tại (non-current). Khi phân biệt, tài sản sẽ được phân loại là hiện tại trong trường hợp chúng được giữ để bán hoặc tiêu thụ theo quy trình thông thường của chu kỳ hoạt động của đơn vị hoặc nếu chúng được nắm giữ dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền.
Và, nợ và tài sản sẽ được phân loại là hiện tại khi được giữ để kinh doanh nếu chúng dự kiến sẽ được thanh toán hoặc thực hiện trong vòng 12 tháng kể từ ngày của Bảng cân đối kế toán mặc dù kỳ hạn ban đầu là dài hơn một năm.
GAAP của Hoa Kỳ:
Ban điều hành có thể chọn trình bày một bảng cân đối kế toán theo được phân loại hoặc không được phân loại. Các yêu cầu sẽ tương tự như IFRS trong trường hợp bảng cân đối kế toán được phân loại. Tuy nhiên, SEC vẫn hướng dẫn về thông tin tối thiểu nên có.
c. Phương pháp kiểm kê hàng hóa (Inventory methods)
Cả GAAP và IFRS đều cho phép Nhập trước, Xuất trước (FIFO – phương pháp ghi lại giá trị của hàng tồn kho, những mặt hàng mua trước sẽ được bán ra trước), chi phí bình quân gia quyền và các phương pháp xác định cụ thể để định giá hàng tồn kho.
Tuy nhiên, GAAP mặc dù cho phép phương pháp Last In, First Out (LIFO – phương pháp để ghi lại giá trị của hàng tồn kho, những mặt hàng được mua mới đây nhất, sẽ được bán đầu tiên), phương pháp này không được chấp nhận theo IFRS. Bởi vì, LIFO có thể dẫn đến thu nhập ròng không phản ánh dòng hàng tồn kho thực tế thông qua một công ty để tạo ra những thuận lợi khi khai báo thuế để giảm chi phí thuế.
d. Sự đảo ngược của bút toán giảm (Write-off reversals)
Cả hai phương pháp đều cho phép bút toán giảm hàng tồn kho theo giá trị thị trường. Tuy nhiên, nếu giá trị thị trường sau đó tăng lên, chỉ IFRS cho phép việc thay đổi trong việc khai bút toán giảm. Còn với GAAP, việc thay đổi các ghi chép trước đó bị cấm. Cho nên IFRS khá là linh hoạt trong việc ghi lại các biến động hơn để cập nhât.
e. Định giá giá trị hợp lý của tài sản (Fair value evaluation)
IFRS cho phép đánh giá lại giá trị của các tài sản sau đây theo giá trị hợp lý nếu giá trị có thể được đo lường một cách đáng tin cậy: hàng tồn kho, tài sản, nhà máy & thiết bị, tài sản vô hình và các khoản đầu tư vào chứng khoán thị trường. Việc đánh giá lại này có thể làm thay đổi giá trị của tài sản. Theo GAAP, việc đánh giá lại bị cấm ngoại trừ chứng khoán có thể bán được trên thị trường.
f. Tổn thất suy giảm giá trị tài sản (Impairment)
Cả hai tiêu chuẩn đều cho phép ghi nhận tổn thất suy giảm đối với tài sản dài hạn khi giá trị thị trường của tài sản giảm. Khi các điều kiện thay đổi, IFRS cho phép hoàn nhập các khoản lỗ giảm giá đối với tất cả các loại tài sản ngoại trừ lợi thế thương mại. Nhưng, GAAP thực hiện một cách tiếp cận thận trọng hơn và nghiêm cấm việc đảo ngược các khoản lỗ giảm giá đối với tất cả các loại tài sản.
g. Tài sản vô hình (Intangible Asset)
Những loại chi phí để tạo ra tài sản vô hình, chẳng hạn như chi phí phát triển, được vốn hóa (tức được ghi lại trên bảng cân đối với mục đích trì hoãn việc ghi nhận đầy đủ chi phí) theo IFRS khi đáp ứng các tiêu chí nhất định.
Theo GAAP, chi phí phát triển được tính khi phát sinh, ngoại trừ các phần mềm được phát triển để dùng cho công việc. Đối với phần mềm sẽ được sử dụng cho bên ngoài, chi phí sẽ được vốn hóa khi tính khả thi về công nghệ đã được chứng minh. IFRS không có hướng dẫn cụ thể cho việc báo cáo về phần mềm.
h. Tài sản cố định (Fixed Asset)
GAAP yêu cầu các tài sản dài hạn, chẳng hạn như các tòa nhà, đồ nội thất và thiết bị, phải được định giá theo nguyên giá và được khấu hao một cách thích hợp. Theo IFRS, những tài sản tương tự này ban đầu được định giá theo giá gốc, nhưng sau đó có thể được định giá lại theo giá trị thị trường. Bất kỳ thành phần riêng biệt nào của tài sản có thời gian sử dụng hữu ích (useful life) khác nhau đều phải được khấu hao riêng theo IFRS. GAAP cho phép khấu hao thành phần, nhưng nó không bắt buộc.
i. Hợp đồng cho thuê (Lease)
Mặc dù các phương pháp tiếp cận theo GAAP và IFRS có những điểm chung, tuy nhiên có một số khác biệt đáng chú ý.
IFRS có một ngoại lệ là tỉ lệ linh hoạt (de minimus), cho phép bên thuê loại trừ các khoản cho thuê đối với các tài sản có giá trị thấp, trong khi GAAP không có ngoại lệ đó. Hơn nữa, IFRS có bao gồm các khoản cho thuê đối với một số loại tài sản vô hình, thì GAAP loại trừ các khoản cho thuê tất cả các tài sản vô hình ra khỏi phạm vi của chuẩn mực kế toán cho thuê.
2. Cách tiếp cận kế toán song song
Cách tiếp để giải quyết vấn đề này là bằng cách sử dụng SAP ERP là tạo thêm các tài khoản sổ cái tổng hợp. Công ty sử dụng GAAP làm tiêu chuẩn chính có thể tạo thêm tài khoản để xử lý các điều chỉnh IFRS nhằm đánh giá lại tài sản. Công ty có thể tạo ra các báo cáo tuân theo cả hai tiêu chuẩn này bằng cách thiết kế hai phiên bản khác nhau của báo cáo tài chính, với một phiên bản bao gồm tài khoản IFRS và một phiên bản khác là GAAP.
Một tùy chọn SAP khác là phương pháp tiếp cận nhiều sổ cái. Trong trường hợp này, một công ty chạy hai hoặc nhiều phiên bản song song của sổ cái chung và người dùng có thể chỉ định mỗi giao dịch thuộc một sổ cái cụ thể. Nếu không có sổ cái nào được chỉ định, thì các giao dịch sẽ được ghi lại ở cả hai nơi. Việc ghi lại các giao dịch ở cả hai nơi sẽ luôn chính xác, nhưng khi sự khác biệt giữa GAAP và IFRS tăng lên, một giao dịch có thể chỉ được đăng lên một sổ cái hoặc xuất hiện khác nhau trên hai bộ tài khoản.
Xem thêm:
Những điều bạn cần biết về chỉ số S&P 500
Quy mô tài chính – Góc nhìn tổng quát về tài chính doanh nghiệp
Hiểu được những khác biệt này giữa IFRS và GAAP kế toán là điều cần thiết đối với các nhà đầu tư có mong muốn đầu tư trên phạm vi quốc tế. Ở phần tiếp theo, Libra24h.com sẽ tiếp tục chỉ ra những đặc điểm cũng như sự khác biệt giữa 2 phương pháp trên với phương pháp kế toán mà các công ty Việt Nam hiện đang sự dụng, qua đó sẽ giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng làm quen với báo cáo tài chính quốc tế hơn. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Quang Trần