Theo FT, một số nhà đầu tư Trung Quốc đang trốn tránh lệnh cấm tiền điện tử của Trung Quốc bằng cách chuyển sang các sàn giao dịch phi tập trung (DEX).
Thay vì chấp nhận thông báo đóng tài khoản từ các sàn giao dịch tập trung (CEX), các nhà đầu tư cứng rắn đang xem xét các DEX để tiếp tục giao dịch tiền điện tử.
Hơn nữa, một số người cho rằng các nhà chức trách không thể ngăn chặn DEX và DeFi vì chúng được thiết kế để tạo điều kiện tương tác mà không cần một trung gian tập trung.
“Làm sao các nhà chức trách có thể ngăn tôi lại khi ngành công nghiệp này đã phát triển để tránh kiểm soát tập trung?”
Sau cuộc đàn áp hồi tháng 5 bởi các nhà chức trách Trung Quốc, ngành công nghiệp tiền điện tử đã rơi vào tình trạng lấp lửng.
Quá trình Trung Quốc cấm tiền điện tử trong năm 2021 | Nguồn: Coin68
Tuy nhiên, kể từ đó, Hoa Kỳ đã vươn lên vị trí hàng đầu để trở thành điểm đến ưa thích của các thợ đào và giá Bitcoin đang phục hồi cho thấy chúng ta đã vượt qua được những điều tồi tệ nhất.
Các nhà chức trách Trung Quốc nói rằng lệnh cấm bao trùm là cần thiết để bảo vệ môi trường khỏi khí thải độc hại và chấm dứt các hoạt động lãng phí năng lượng. Họ cũng rút ra mối liên hệ giữa tiền điện tử với gian lận tài chính và khủng bố.
Tuy nhiên, những người khác suy đoán rằng động cơ đằng sau lệnh cấm là để thúc đẩy đồng nhân dân tệ kỹ thuật số sắp ra mắt. Bằng cách tiêu diệt đối thủ, tiền tệ kỹ thuật số của Trung Quốc có phạm vi áp dụng rộng rãi hơn.
Dù bằng cách nào, như đã được chứng minh bằng lệnh cấm trao đổi từ tiền pháp định sang tiền điện tử của Trung Quốc vào năm 2018, các nhà đầu tư sẽ tìm ra cách ‘lách luật’.
Một số người nói rằng sự thống trị của Tether (USDT) đối với thị trường stablecoin chủ yếu là do các nhà đầu tư Trung Quốc sử dụng và họ tận dụng giao dịch OTC để vượt qua lệnh cấm chuyển đổi tiền điện tử.
Và như vậy, các nhà đầu tư Trung Quốc đã sử dụng DEX và P2P để thay thế CEX, liệu các nhà chức trách Trung Quốc có đạt được mục đích của mình không?
Nghiên cứu của công ty phân tíchon-chain Chainalysis cho thấy rằng những hành động trước đây của các nhà chức trách đã làm giảm khối lượng giao dịch tiền điện tử tại Trung Quốc.
“Thị phần giao dịch Bitcoin toàn cầu tại Trung Quốc đạt đỉnh ở mức 15% vào tháng 11 năm 2019 và đã giảm xuống còn 5% vào tháng 6 năm 2021”.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là thị trường tiền điện tử tích cực nhất ở châu Á, chiếm 256 tỷ đô la về khối lượng giao dịch tính đến tháng 6 năm 2021. Số liệu cho thấy 49% trong số đó đến thông qua giao dịch trên nền tảng DeFi, do đó Uniswap hiện là sàn giao dịch lớn thứ hai ở Đông Á (tính theo khối lượng).
Deng Jianpeng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài chính, Khoa học và Công nghệ tại Đại học Kinh tế Tài chính Trung ương ở Bắc Kinh cho biết, lệnh cấm mới nhất đã ngăn những người mới tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, các nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm.
“Nhưng sẽ luôn có một số người cố gắng tìm các con đường đầu tư mới, như sử dụng một nền tảng ở nước ngoài hoặc thông qua các DEX”.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
Ông Giáo
Theo Cryptoslate