P2P (peer to peer) là nhóm thiết bị lưu trữ có khả năng chia sẻ tệp chung với nhau, mỗi một máy tính là một mắt xích và thông tin được phân chia để hoạt động ngang hàng. Tuy nhiên, để hiểu bản chất về mạng ngang hàng P2P thì cần phải tìm hiểu chi tiết hơn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của libra24h.com để hiểu chi tiết hơn về khái niệm này nhé!
1. P2P là gì?
P2P là ký hiệu viết tắt của từ “peer to peer”, được sử dụng để nói về mạng máy tính sử dụng cấu trúc phân tán, ngang hàng. Mỗi một máy sẽ hoạt động tương tự một máy chủ của hệ thống, mọi thông tin được chia sẻ cho nhau một cách dễ dàng.
Tất cả đều có quyền được truy cập vào các tệp chũng được chia sẻ mà không cần bất cứ sự trợ giúp của một máy trung tâm hay thiết bị ngoại vi nào.
2. Mạng ngang hàng P2P là gì?
Sở dĩ được gọi là mạng ngang hàng P2P là vì tất cả các máy tính cũng như thiết bị được lắp đặt vào hệ thống này không có sự phân cấp. Chúng được gọi là đồng đẳng và là các nút trong hệ thống.
Các nút này có thể chia sẻ và trao đổi mọi thứ với nhau. Hoàn toàn không có máy nào có đặt quyền riêng hay thiết bị nào làm quản trị viên cả.
Xem thêm:
Hướng dẫn giao dịch chứng quyền từ A – Z cho người mới bắt đầu
3. Ưu và nhược đ iểm của P2P
3.1. Ưu điểm của P2P
Khi nhắc đến ưu điểm của mạng ngang hàng P2P, chúng ta có thể nghĩ ngay đến những điều sau đây:
- Dễ dàng cài đặt và sử dụng. Không cần phân quyền, phân cấp, quản lý máy trung tâm phức tạp.
- Không yêu cầu phải có quản trị viên mạng. Bất cứ thành viên nào cũng có thể là người quản lý cho hệ thống.
- Tất cả người dùng đều có khả năng kiểm soát được việc chia sẻ tài nguyên giữa các thiết bị với nhau.
- Mạng ngang hàng thường được sử dụng trong các doanh nghiệp nhỏ. Bởi chi phí đầu tư không lớn. Không cần phải đầu tư máy chủ cũng như các loại phần cứng và phần mềm có giá trị cao.
3.2. Nhược điểm của P2P
Bên cạnh những ưu điểm phía trên, P2P cũng tồn tại những nhược điểm đó là:
- Hệ thống ngang hàng, không có sự phân cấp. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc quản lý các máy với nhau.
- Thiếu an ninh, an toàn trong quá trình sử dụng vì bất cứ máy nào cũng có thể truy cập vào khi dữ liệu. Nếu có người ngoài đột nhập thì thông tin sẽ không được bảo mật.
- Các link trong hệ thống mạng P2P là loại gang hàng hoàn toàn vì thế mà độ tin cậy không cao.
4. Mạng ngang hàng hoạt động thế nào?
Mạng ngang hàng được cho ra đời với mục tiêu giúp việc chia sẻ tài nguyên một cách dễ dàng. Các thiết bị hoạt động và thực thi nhiệm vụ như nhau.
Cách thức hoạt động của mạng này là người dùng sẽ chia sẻ file trên Internet. Sau đó các máy còn lại nằm trong hệ thống mạng có thể nhận được file này. Như vậy internet có vai trò như máy chủ. Còn các máy tính là khách sử dụng.
5. Phân loại mạng ngang hàng
Có 3 loại mạng ngang hàng để người dùng có thể lựa chọn và sử dụng.
5.1. Mạng ngang hàng không có cấu trúc
Đầu tiên đó chính là mạng P2P không có cấu trúc. Đối với loại mạng này thì các nút (máy tính) sẽ được tổ chức không theo bất cứ một quy tắc nào. Giao tiếp giữa các nút là hoàn toàn ngẫu nhiên.
Ví dụ:
Nhược điểm cực kỳ lớn của loại mạng này đó là yêu cầu phải có nhiều CPU và bộ nhớ thì mới có thể chạy đúng cách. Trong đó, phần cứng của thiết bị phải có khả năng cung cấp đủ số lượng giao dịch để giúp cho tất cả các nút có thể tương tác có thể được gặp nhau vào bất cứ lúc nào.
5.2. Mạng ngang hàng có cấu trúc
Đối ngược lại với mạng không có cấu trúc chính là mạng P2P có cấu trúc. Trong loại mạng này, các nút sẽ tương tác cùng với nhau một cách dễ dàng.
Tất cả là nhờ vào kiến trúc có tổ chức mà P2P sử dụng để tìm kiếm tệp. Hoàn toàn không còn là tìm kiếm một cách ngẫu nhiên. Từ đó mang đến hiệu quả lớn trong công việc cho người dùng. Khi xây dựng mạng này, các hàm băm sẽ được sử dụng để giúp người dùng có thể tra cứu cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng.
Việc quản lý của mạng có cấu trúc dễ dàng hơn. Tuy nhiên chi phí dành cho thiết bị và bảo hành sẽ cao hơn. Nói tóm lại là không có loại mạng P2P nào hoàn hảo 100% cả.
5.3. Mạng P2P lai
Mạng P2P lai là cấu trúc mạng truyền thống kết hợp cùng với mạng P2P. Chúng vẫn có 1 máy chủ như kiểu truyền thống. Nhưng máy khách sẽ lắp đặt theo cấu trúc ngang hàng. Chúng chắt lọc và thừa hưởng toàn bộ những ưu, nhược điểm của cả 2 loại mạng đó là dễ xây dựng và hiệu suất hoạt động tốt hơn.
6. Vai trò của P2P trong Blockchain
Cấu trúc của P2P và Blockchain có một sự tương đồng nhất định với nhau. Trong đó P2P là mạng hoạt động theo nguyên tắc phân quyền. Còn Blockchain được xây dựng kiểu kiến trúc ngang hàng. Ở đó, tất cả các loại tiền trên thế giới đều được mã hóa trên mà không cần phải quy đổi qua máy chủ hay trung gian.
Như vậy, nếu chúng ta sử dụng mạng ngang hàng cho Blockchain thì có nghĩa là mọi cá nhân đều có thể tham gia vào trong quá trình xác minh và xác thực các khối lượng tiền. P2P chính là cốt lõi để xây dựng Blockchain và mang đến nhiều lợi ích là:
- Cấu trúc mạng an toàn hơn là sử dụng mô hình mạng máy khách – máy chủ.
- Các Blockchain khi sử dụng P2P sẽ có khả năng chạy độc lập hơn mà không cần bất cứ sự kiểm duyệt nào.
7. Tương lai của mạng ngang hàng P2P
Hiện tại, P2P là loại mang được sử dụng ngày càng phổ biến. Tất cả là nhờ vào tốc độ băng thông rộng rãi và ngày càng tăng lên. Điều này vẽ ra một tương lai cực ký tươi sáng cho P2P. Chúng sẽ được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực bao gồm:
- Công cụ tìm kiếm tự động giúp người dùng thu thập thông tin dễ dàng.
- Truyền video và âm thanh đến khắp mọi nơi, cho tất cả mọi người mà không gặp phải bất cứ rào cản nào.
- Ứng dụng P2P trên điện thoại di động giúp kết nối với PC một cách dễ dàng hơn.
- Trong lĩnh vực thương mại điện tử P2P giúp cho người dùng giao tiếp an toàn, giao dịch minh bạch và chuẩn hóa quy trình bán hàng.
- P2P Cloud là một bộ nhớ tin cậy cũng là tương lai của cơ sở hạ tầng lưu trữ.
- P2P đa phương tiện giúp mọi thứ được gửi đi dễ dàng, không cần qua nhiều công đoạn, có thể đến với nhiều người.
Xem thêm:
Hy vọng với những kiến thức trên các bạn đã có được những kiến thức cần thiết về mạng ngang hàng P2P. libra24h.com chúc các bạn thành công!
Nguồn: Tổng hợp