1. Rủi ro tỷ giá là gì?
Rủi ro tỷ giá là khi mọi hoạt động mà dòng tiền thu vào phát sinh bằng một loại đồng tiền, trong khi dòng tiền chi ra lại phát sinh bằng một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá.
Rủi ro tỷ giá có thể gây ra ba loại tổn thất ngoại hối:
- Tổn thất giao dịch
- Tổn thất về chuyển đổi đơn vị tiền tệ để tính toán
- Tổn thất về phương diện kinh tế
2. Rủi ro tỷ giá xuất hiện khi nào?
Rủi ro tỷ giá là rủi ro xuất hiện trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do sự biến động về tỷ giá giữa các đồng tiền.
Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ.
Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá luôn biến động, với biến đổi của tỷ giá hối đoái, bất kỳ một khoản nợ nào cho dù dài hay ngắn, đối với một đồng tiền nhất định, đều có thể tạo cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hối đoái.
3. Rủi ro tỷ giá ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?
-
Về hoạt động xuất nhập khẩu
Khi tỷ giá giảm, tức là đồng nội tệ mạnh lên thì giá cả hàng hóa xuất khẩu sẽ đắt hơn. Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ giảm sức cạnh tranh tại thị trường nước ngoài và hạn chế sản xuất, khiến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp. Tuy nhiên, hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn, người tiêu dùng có thể mua được hàng với giá thấp hơn.
Đồng nội tệ mất giá khi tỷ giá tăng, kéo theo đó là giá hàng hóa xuất khẩu sang nước ngoài sẽ rẻ hơn và có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường quốc tế. Giá cả của các loại hàng hóa nhập khẩu sẽ đắt đỏ hơn và đẩy chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng, nguy cơ lạm phát có thể xảy ra.
-
Về hoạt động thanh toán trong ngân hàng
Với hoạt động thanh toán trong kinh doanh ngân hàng, rủi ro tỷ giá có thể dẫn đến rủi ro thanh toán phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức. Để giải quyết nhu cầu này, ngân hàng phải đi vay bổ sung nguồn vốn thanh toán hoặc phải bán tài sản sẵn có của mình để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền.
Khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả, nếu không được giải quyết kịp thời có thể dẫn đến mất khả năng chi trả và ngân hàng có nguy cơ gặp khủng hoảng nợ.
4. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp
Khi rủi ro tỷ giá xảy ra, những công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu khí quốc gia, doanh nghiệp dệt may, xuất khẩu thủy hải sản là những doanh nghiệp ảnh hưởng nặng nề nhất do sự biến động tỷ giá.
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong bối cảnh tỷ giá liên tục biến động, đặc biệt trong thời kỳ dịch COVID-19, những doanh nghiệp này cần chủ động sử dụng các công cụ tài chính phát sinh. Những công cụ này đóng vai trò “giảm sốc” cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi tỷ giá tăng.
Các công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá
-
Mua, bán ngoại tệ kỳ hạn
Đây là giao dịch mà bên bán cam kết bán một số lượng ngoại tệ với tỷ giá đã được xác định vào ngày giao dịch được định trước trong tương lai.
Với hoạt động mua bán ngoại tệ kỳ hạn, doanh nghiệp có thể sẽ phải mua ngoại tệ với giá cao hơn hiện tại. Bù lại, doanh nghiệp lại đảm bảo tỷ giá nằm trong kế hoạch kinh doanh của mình, tránh được trường hợp tỷ giá vọt lên tăng quá cao so với thời điểm hiện tại.
Hợp đồng kỳ hạn tiền tệ được coi là một trong những công cụ hiệu quả để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Doanh nghiệp cũng có thể được tùy chỉnh theo số lượng và kỳ hạn cụ thể. Tuy nhiên, công cụ này không dễ tiếp cận đối với các nhà đầu tư cá nhân.
Một phương pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá khác là xây dựng một hợp đồng kỳ hạn tổng hợp. Với hợp đồng dạng này, nhà đầu tư cùng một lúc mua một quyền chọn mua và bán một quyền chọn bán ở cùng mức giá thực hiện và cùng ngày đáo hạn.
-
Hợp đồng tương lai tiền tệ
Hợp đồng tương lai tiền tệ được giao dịch trên một sàn giao dịch và chỉ cần ký quỹ trước một khoản rất nhỏ. Bạn hoàn toàn có thể tiếp cận được phương thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá này dù bạn chỉ là một nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Đây là ưu điểm của hợp đồng tương lai so với hoạt động mua bán tiền tệ kỳ hạn.
Công cụ này có nhược điểm là chúng không thể được tùy chỉnh như hợp đồng kỳ hạn tiền tệ và chỉ được giao dịch theo các ngày cố định có sẵn.
-
Quyền chọn mua ngoại tệ
Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ là giao dịch thỏa thuận giữa 2 bên: bên mua quyền và bán quyền. Trong đó:
+ Quyền chọn mua: Bên mua được quyền được mua ngoại tệ với tỷ giá đã được thỏa thuận trước trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã được xác định từ trước. Bên mua cũng không bắt buộc phải mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ đã được xác định trong hợp đồng.
+ Quyền chọn bán: Bên bán được quyền bán ngoại tệ với tỷ giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã xác định. Với hợp đồng quyền chọn bán, bên bán có nghĩa vụ bán hoặc mua số lượng ngoại tệ theo tỷ giá đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng trước đó.
Có thể nói, hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ khả thi và cũng cực kỳ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái.
Với quyền chọn mua ngoại tệ, các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện quyền của mình.
- Trường hợp tỷ giá tăng, doanh nghiệp có thể thực hiện quyền mua ngoại tệ của mình với ngân hàng.
- Trường hợp tỷ giá giảm, doanh nghiệp có quyền từ chối thực hiện quyền mua bán của mình.
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách đầu tư vào tài sản phòng ngừa rủi ro
Giải pháp đơn giản nhất để phòng ngừa rủi ro tỷ giá chính là đầu tư vào tài sản được phòng vệ rủi ro ở nước ngoài, chẳng hạn như các quỹ giao dịch được phòng vệ rủi ro (ETFs).
Các quỹ ETF có sẵn được giao dịch ở hầu hết các thị trường lớn. Chúng có khả năng cung cấp một loại tiền tệ cụ thể như một tài sản cơ sở. Nhờ đó, chúng cũng có thể được sử dụng như một giải pháp để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái.
Tuy nhiên, phương thức này không thực sự phù hợp với các khoản đầu tư lớn và có lẽ nó cũng không phải là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Dù vậy, Quỹ ETF cũng có thể mang lại lợi ích lớn cho các nhà đầu tư cá nhân vì cung cấp các khoản đầu tư nhỏ, điều kiện ký quỹ hợp lý và có thể giao dịch cả mua hoặc bán.
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng cách tự phòng vệ
Bạn và doanh nghiệp của mình rất dễ phải đối mặt với một số rủi ro ngoại hối nếu danh mục đầu tư của bạn có chứa cổ phiếu hoặc trái phiếu mua bán bằng ngoại tệ hay biên lai lưu ký của Mỹ.
Vì vậy, một lời khuyên chúng tôi gửi đến bạn đó là nên đa dạng hóa danh mục đầu tư cả bằng đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Đây cũng là cách bạn tự phòng vệ cho khoản đầu tư của chính mình khỏi rủi ro tỷ giá
Bài viết này của libra24h.com đã giúp các bạn hiểu rõ về rủi ro tỷ giá và cách phòng ngừa khi rủi ro tỷ giá xuất hiện. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của libra24h.com để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.
Nguồn: Tổng hợp
Hà Thương