Bước đầu tiên của bất kỳ nhà đầu tư khi bắt vào thị trường chứng khoán đó là đọc và hiểu bảng giá chứng khoán. Khi bạn muốn thực hiện một giao dịch như mua hay bán cổ phiếu trên sàn thì cần phải biết các thao tác trên bảng điện tử đang hiển thị. Trong bài viết này, libra24h.com chia sẻ với bạn đọc cách đọc bảng giá chứng khoán một cách dễ hiểu nhất.
1. Giới thiệu chung về các sàn chứng khoán Việt Nam
Có lẽ các bạn đã biết, chứng khoán Việt Nam tổ chức giao dịch trên 3 sàn là HOSE, HNX và UpCom. Mỗi sàn lại có các loại phiên giao dịch khác nhau. Mỗi phiên giao dịch lại sử dụng các loại lệnh chứng khoán khác nhau.
Sàn HOSE viết tên gọi tắt của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là sàn giao dịch chứng khoán thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam.
Sàn HNX viết tắt của Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, là sàn giao dịch chứng khoán dành cho các cổ phiếu của của công ty đại chúng niêm yết do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tổ chức và quản lý.
Sàn chứng khoán Upcom là nơi giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa được niêm yết. Sàn Upcom được tổ chức tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Dưới đây là bảng tóm tắt các phiên giao dịch và các lệnh trong chứng khoán Việt Nam.
Nhìn chung có tất cả 8 loại lệnh:
- Lệnh LO: Limit Order – Lệnh giới hạn
- Lệnh ATO/ATC: At The Open/At The Close – Là lệnh mua bán bất chấp giá ở phiên định kỳ mở cửa hoặc đóng cửa.
- Lệnh MP: Market Price Order – Lệnh Thị Trường
- Lệnh MTL/MOK/MAK: Market To Limit/Match Or Kill/Match And Kill – Lệnh khớp liên tục ở HNX.
- Lệnh PLO: Post Limit Order – Lệnh khớp sau giờ ở HNX.
Để hiểu thêm về 8 loại lệnh giao dịch trong chứng khoán, bạn đọc xem thêm:
2. Cách đọc giá trong bảng giá chứng khoán
(1) Mã chứng khoán
Mỗi doanh nghiệp khi giao dịch trên sàn đều có mã riêng. Mã chứng khoán được sở cấp và dùng để làm nhà đầu tư nhập thông tin khi đặt lệnh
Ví dụ: Công ty cổ phần đầu tư thế giới di động có mã là MWG
(2) Giá tham chiếu
Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn. Riêng sàn UPCOM, Giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.
(3) Giá trần
Mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu tím.
- Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu
- Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu
- Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá tham chiếu (Giá bình quân phiên giao dịch liền trước).
(4) Giá sàn
Mức giá thấp nhất hay mức giá kịch sàn mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu xanh dương.
- Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng -7% so với Giá tham chiếu
- Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng -10% so với Giá tham chiếu
- Sàn UPCOM sẽ là mức tăng -15% so với Giá tham chiếu (Giá bình quân phiên giao dịch liền trước).
(5) Bên mua
Các mức giá và khối lượng tương ứng đang chờ mua. Giá cao hơn sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước.
- Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện thời và khối lượng đặt mua tương ứng với mức giá đó. Những lệnh đặt mua ở mức “Giá 1” luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt mua ở mức giá thấp hơn.
- Cột “Giá 2” và “KL 2”: biểu thị các lệnh đặt mua ở mức thấp hơn mức giá 1, và có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức “Giá 1”.
- Cột “Giá 3” và “KL 3”: biểu thị các lệnh đặt mua ở mức thấp hơn mức giá 2, và có độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức “Giá 1” và “Giá 2”.
Ví dụ: Giá khớp lệnh của cổ phiếu BID hiện tại 40.75, giá ưu tiên 1 là 40.7, nếu có lệnh đặt bán nhỏ hơn hoặc bằng giá 40.7 thì những người đặt mua giá 40.7 sẽ được ưu tiên khớp trước và khớp ở mức giá 40.7.
(6) Bên bán
Các mức giá và khối lượng tương ứng đang chờ bán. Giá thấp hơn sẽ được ưu tiên khớp lệnh trước
• Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt bán thấp nhất hiện thời và khối lượng đặt bán tương ứng với mức giá đó. Những lệnh đặt bán ở mức “Giá 1” luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt bán ở mức giá cao hơn.
• Cột “Giá 2” và “KL 2”: biểu thị các lệnh đặt bán ở mức cao hơn mức giá 1, và có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt bán ở mức “Giá 1”.
• Cột “Giá 3” và “KL 3”: biểu thị các lệnh đặt bán ở mức cao hơn mức giá 2, và có độ ưu tiên sau lệnh đặt bán ở mức “Giá 1” và “Giá 2”.
Ví dụ: Giá khớp lệnh của cổ phiếu BID hiện tại 40.75, giá ưu tiên bán 1 là 40.75, nếu có lệnh đặt mua cao hơn hoặc bằng giá 40.75 thì những người đặt bán giá 40.75 sẽ được ưu tiên khớp trước và khớp ở mức giá 40.75.
Lưu ý: Nếu trong phiên định kỳ (ATO/ATC), lệnh với giá ATO/ATC sẽ là mức giá 1 do lệnh này chấp nhận mua bằng mọi giá nên luôn có thứ tự ưu tiên khớp cao nhất.
(7) Khớp lệnh
- Trong phiên khớp lệnh liên tục: là thông tin đang khớp lệnh trên thị trường hiện tại
- “Giá TH”: Giá đang khớp, giá thị trường
- “KLTH”: khối lượng thực hiện, là khối lượng giao dịch gần nhất tương ứng với mức giá đang khớp
- “+/-”: Tăng/giảm giá là mức thay đổi của giá thị trường so với giá tham chiếu của chứng khoán.
- “Tổng khối lượng”: Tổng khối lượng khớp lũy kế trong phiên giao dịch ngày hôm nay
- Trong phiên khớp lệnh định kỳ (ATO/ATC): là thông tin khớp lệnh tạm tính trong phiên ATO/ATC.
- “Giá TH”: Là giá dự kiến khớp trong phiên ATO/ATC
- “KLTH”: khối lượng dự kiến sẽ khớp tương ứng với mức giá trên, khối lượng này chỉ hiển thị với mã chứng khoán sàn HNX
- “+/-”: Tăng/giảm giá là mức thay đổi của giá dự kiến so với giá tham chiếu của chứng khoán.
- “Tổng khối lượng”: Tổng khối lượng đã khớp lũy kế trong phiên giao dịch ngày hôm nay.
(8) Nhà đầu tư nước ngoài
Thông tin giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài:
- NN mua: Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài mua trong hôm nay
- NN bán: Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài bán trong hôm nay
- Room CL: Khối lượng tối đa còn lại Nhà đầu tư nước ngoài được phép mua
(9) Thông tin về màu sắc
Một số quy định về màu sắc trên bảng giá:
- Màu tím: giá tăng kịch trần so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng
- Màu xanh lá cây: giá tăng so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng
- Màu vàng: giá bằng giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng
- Màu đỏ: giá giảm so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng
- Màu xanh dương: giá giảm kịch sàn so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng
(10) Thông tin về đơn vị giá
- Đối với mã chứng khoán cổ phiếu/CCQ/ETF/CW: x1000 (Ví dụ giá khớp BID là 40.7 nghĩa là giá 47,700 VNĐ)
- Đối với mã chứng khoán phái sinh: x1 (Ví dụ giá khớp của VN30F2007 là 900 nghĩa là điểm hợp đồng là 900)
(11) Thông tin về đơn vị khối lượng
- Đối với mã chứng khoán cổ phiếu/CCQ/ETF/CW sàn HOSE: x10 (Ví dụ khối lượng khớp CTG là 1,38 nghĩa là khối lượng khớp 1,380)
- Đối với mã chứng khoán cổ phiếu/CCQ/ETF/CW sàn HNX và UPCOM: x100 (Ví dụ khối lượng khớp ACB là 1,3 nghĩa là khối lượng khớp 1,300)
- Đối với mã chứng khoán phái sinh: x1 (Ví dụ khối lượng khớp của VN30F2007 là 13 nghĩa là khối lượng khớp 13).
(12) Các chỉ số thị trường
– Chỉ số VN-Index: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE)
– Chỉ số VN30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc
– Chỉ số VNX AllShare: là chỉ số chung thể hiện sự biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX).
– Chỉ số HNX-Index: chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội (HNX)
– Chỉ số HNX30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HNX có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc
– Chỉ số UPCOM: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCOM
Ví dụ:
Đối với chỉ số VN-INDEX có đồ thị thể hiện diễn biến của chỉ số trong phiên ngày hôm đó.
Tại thời điểm trong hình ảnh, VN-Index đạt 845.92 điểm, tăng 8,91 điểm (tương ứng với mức tăng 1,06% – so với mức tham chiếu của chỉ số).
Khối lượng cổ phiếu khớp trên sàn HOSE là 385,271,832 cố phiếu ứng với Giá trị giao dịch đạt 8,060.628 tỷ đồng.
Toàn sàn HOSE có 231 mã tăng (trong đó 11 mã tăng trần), 63 mã đứng giá (bằng giá tham chiếu) và 135 mã giảm (trong đó 7 mã giảm sàn).
Thị trường đang ở trạng thái Đóng cửa.
Từ các thông tin trên, Nhà đầu tư có thể nhận định thị trường hiện tại để ra quyết định. Xu hướng tăng đang lan tỏa trên thị trường, số mã tăng vượt trội so với số mã giảm, nhiều hơn cả tống số mã giảm và đứng giá.
3. So sánh chứng khoán Việt Nam và chứng khoán quốc tế
Chứng khoán quốc tế là hình thức đầu tư vào các sản phẩm chứng khoán nước ngoài như cổ phiếu/ trái phiếu, quỹ đầu tư… nước ngoài mà không phải là trong nước. Thị trường chứng khoán quốc tế là sàn giao dịch chứng khoán với nhiều mã chứng khoán từ các nước trên thế giới.
Bạn đọc xem thêm các bài viết về phân tích kỹ thuật:
Cụ thể hơn là đa số giao dịch chứng khoán quốc tế hiện nay đều tham gia vào sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, bởi đây được xem là sàn chứng khoán lớn nhất thế giới, ở đây có tất cả mã chứng khoán của các tập đoàn lớn trên thế giới như Facebook, Amazon…
Để có thể hình dung sự khác biệt cũng như cân nhắc việc đầu tư được tốt hơn thì chúng tôi giúp mọi người đánh giá về 2 kênh đầu tư này.
Tiêu chí |
Chứng khoán Việt Nam |
Chứng khoán quốc tế |
Vốn hóa (năm 2020) |
3,86 triệu tỷ VND |
46,994,123 triệu USD |
Chứng khoán phái sinh |
Khá hạn chế về số lượng |
Số lượng sản phẩm lớn, da dạng các sản phẩm |
Số lượng giao dịch |
Đối với giao dịch lô chẵn, tối đa là 19.990 cổ phiếu và là bội số của 10 tại sở giao dịch chứng khoán HCM. |
Không giới hạn |
Thủ tục đăng ký |
Phức tạp, mất nhiều thời gian cả online lẫn tại quầy |
Có thể đăng ký online trên các sàn giao dịch |
Giá chứng khoán |
Tính minh bạch còn hạn chế, dễ bị thao túng giá |
Tính minh bạch cao bởi là thị trường lớn |
Biến động thị trường |
Ít biến động |
Biến động lớn |
Đòn bẩy |
Tỷ lệ 1: 2 |
Tỷ lệ 1: 400 |
Vốn đầu tư |
Cần ít vốn |
Cần vốn lớn |
Có thể thấy do không có giới hạn giá trần và giá sàn nên nên thị trường chứng khoán quốc tế biến động rất lớn. Vì vậy, khi tham gia thị trường chứng khoán quốc tế, các nhà đầu tư cần biết đọc biểu đồ chứng khoán.
Biểu đồ chứng khoán bao gồm một hình ảnh mô tả giá của một cổ phiếu khi nó đã giao dịch theo thời gian và thường được vẽ trên lưới. Trục ngang hoặc trục X của biểu đồ hiển thị ngày quan sát giá theo thứ tự xa hơn hiện tại khi bạn di chuyển mắt sang trái.
Trục dọc hoặc trục Y của biểu đồ hiển thị mức giá của cổ phiếu tăng khi nhìn lên và giảm khi nhìn xuống. Biểu đồ cổ phiếu thường sẽ bao gồm các chỉ báo kỹ thuật trong một hộp bên dưới hành động giá cũng như các lớp phủ hành động giá như đường trung bình động (MA) của giá được thực hiện trong một số ngày nhất định.
Ví dụ về biểu đồ cổ phiếu này mô tả giá của Apple Inc. (AAPL) trong năm qua. Nó bao gồm MA 20 kỳ được vẽ bằng màu đỏ và chồng lên hành động giá, cũng như các chấm màu xanh từ chỉ báo SAR parabol cung cấp các tín hiệu giao dịch nhằm phản ánh hoạt động tích lũy và phân phối ngắn hạn trong cổ phiếu.
Các số liệu về khối lượng giao dịch mỗi giai đoạn xuất hiện bằng màu đỏ nhạt và xanh lục dọc theo phần dưới cùng của biểu đồ với MA 20 kỳ của chúng được hiển thị bằng màu cam. Các chữ cái E và D được khoanh tròn dọc theo phía dưới biểu thị việc trả cổ tức và cổ tức mỗi quý cho cổ phiếu.
Hầu hết các biểu đồ chứng khoán mô tả giá của một cổ phiếu theo những cách cơ bản sau:
- Biểu đồ đường: Loại biểu đồ rất đơn giản này hiển thị giá của cổ phiếu tại một điểm nhất định trong ngày giao dịch của nó, thường là giá đóng cửa, với một điểm duy nhất. Mỗi điểm giá sau đó được kết nối với các giá liền kề bằng các đường.
- Biểu đồ thanh: Biểu đồ thanh phức tạp hơn cho thấy phạm vi của cổ phiếu trong khoảng thời gian được biểu thị bằng cách vẽ một đường thẳng đứng hoặc “thanh” từ giá cao đến giá thấp của nó. Sau đó, một “cờ” nằm ngang được vẽ ở bên trái và bên phải ở các mức giá cổ phiếu mở cửa và đóng cửa tương ứng.
- Biểu đồ hình nến: Được phát minh tại Nhật Bản, biểu đồ hình nến chứa đựng nhiều thông tin hơn cả biểu đồ thanh. Màu sắc của mỗi thanh nến cho biết giá cổ phiếu đóng cửa tăng hay giảm trong khoảng thời gian đó. Trắng và đen hoặc xanh lục và đỏ là những cách phối màu phổ biến nhất, với màu trắng hoặc xanh lá cây cho giai đoạn tăng và màu đen hoặc đỏ cho giai đoạn giảm.
KẾT LUẬN
Trong bảng giá chứng khoán
- Đỏ: Thể hiện giá hoặc chỉ số giảm.
- Xanh lá cây: Thể hiện giá hoặc chỉ số tăng.
- Vàng: Thể hiện giá hoặc chỉ số không thay đổi so với tham chiếu.
- Xanh da trời: Thể hiện giá hoặc chỉ số giảm tới mức sàn.
- Tím: Thể hiện giá hoặc chỉ số tăng lên tới mức trần.
- Biểu đồ chứng khoán gồm 3 loại chính: biểu đồ đường, biểu đồ thanh và biểu đồ nến.
Nguồn: Tổng hợp
Coelho24