1. Định nghĩa của FOMC
FOMC – The Federal Open Market Committee, tức là Ủy ban Thị trường mở liên bang, là một ủy ban trong cục dự trữ liên bang Mỹ FED, với chức năng đưa ra các chính sách tiền tệ quan trọng cho nền kinh tế Mỹ.
FED kiểm soát ba công cụ tiền tệ chính để điều phối nền kinh tế, bao gồm:
- Hoạt động thị trường mở
- Lãi suất chiết khấu
- Dự trữ bắt buộc.
Đây cũng là 3 yếu tố chính các trader thường mong chờ trong ngày giao dịch có cuộc họp của FOMC: liệu Fed có tăng lãi hay giảm lãi suất không?, Fed có mua thêm tài sản, mua thêm trái phiếu chính phủ hay không?….
Hội đồng Thống đốc của Hệ thống Dự trữ Liên bang chịu trách nhiệm về lãi suất chiết khấu và dự trữ bắt buộc, còn Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) chịu trách nhiệm về các hoạt động thị trường mở.
Sử dụng ba công cụ này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ gây ảnh hưởng đến cung tiền trên thị trường và các khoản dự trữ bắt buộc của các ngân hàng và theo cách này, làm thay đổi lãi suất liên bang.
2. Cấu trúc của FOMC
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) bao gồm mười hai thành viên:
- Bảy thành viên của Hội đồng Thống đốc của Cục Dự trữ Liên Bang.
- Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York.
- Bốn thành viên còn lại sẽ được chọn trong số mười một chủ tịch còn lại của Ngân hàng Dự trữ, những thành viên này thường có nhiệm kỳ 1 năm và luân phiên lẫn nhau.
Các ghế luân phiên được lấp đầy từ bốn nhóm Ngân hàng sau:
- Boston, Philadelphia và Richmond
- Cleveland và Chicago
- Atlanta, St. Louis và Dallas
- Minneapolis, Thành phố Kansas và San Francisco
Các thành viên của ủy ban thị trường mở thường được phân loại thành 3 phe đó là phe diều hâu ủng hộ chính sách thắt chặt tiền tệ, phe chim bồ câu ủng hộ các biện pháp kích thích kinh tế, và phe ôn hòa có các chính sách trung lập.
3. Chức năng hoạt động của FOMC
Hai mục tiêu chính của FED là thông qua việc hoạch định chính sách tiền tệ để nhằm:
- Ổn định giá cả
- Gia tăng cơ hội việc làm của thị trường lao động
Qua đó, FOMC thực hiện chính sách của FED bằng cách điều chỉnh lãi suất ngắn hạn để phản ứng lại với các diễn biến của nền kinh tế.
Ngoài ra, trong thời kỳ khủng hoảng, để đảm bảo thống nhất của hệ thống tài chính, FOMC còn đảm nhiệm vai trò quản lý cung tiền, nhằm cung cấp thanh khoản trong thời kỳ khủng hoảng vốn dĩ có tính thanh khoản kém.
Những quyết định của FOMC thường ảnh hưởng đến các khoản tín dụng cũng như mức lãi suất mà các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải trả.
Và qua đó, những quyết định này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và thị trường việc làm trong ngắn hạn cũng như giá cả trong dài hạn.
4. Các cuộc họp của FOMC tổ chức khi nào?
Cuộc họp FOMC được tổ chức 8 lần mỗi năm, mỗi cuộc hợp cách nhau 6 tuần hoặc lâu hơn. Ủy ban cũng có thể tổ chức các cuộc họp đột xuất khi cần thiết để đưa ra các chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế nhanh chóng và kịp thời.
Tại các cuộc họp này, FOMC xem xét các điều kiện kinh tế và tài chính để xác định các chính sách tiền tệ trong tương lai cũng như đánh giá rủi ro đối với các mục tiêu kinh tế dài hạn đó là ổn định giá cả hàng hóa và tăng trưởng kinh tế bền vững.
5. Lịch sử thành lập FOMC
FOMC được thành lập vào năm 1913 khi Đạo luật Dự trữ Liên bang năm 1913 trao cho Fed trách nhiệm đối với chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính và các hoạt động ngân hàng trong năm 1907.
6. Sứ mệnh của FOMC
Ủy ban đánh giá các điều kiện kinh tế và tài chính của quốc gia và xác định chính sách tiền tệ phù hợp, thông qua các hoạt động thị trường mở, để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô là tăng việc làm và ổn định giá cả hàng hóa.
Một trong những mục tiêu chính của Fed là kiểm soát lạm phát của đất nước bằng cách đặt ra các mức lạm phát mục tiêu.
Ủy ban đạt được mục tiêu này bằng cách thiết lập mục tiêu cho lãi suất Liên bang (chi phí mà các ngân hàng tính cho nhau đối với các khoản vay qua đêm).
Kể từ năm 2008, FOMC cũng đã sử dụng việc mua quy mô lớn trái phiếu chính phủ và chứng khoán do các cơ quan liên bang phát hành hoặc bảo lãnh như một công cụ chính sách nhằm làm giảm lãi suất dài hạn, hỗ trợ sự phục hồi kinh tế.
Nếu Fed mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở, nó sẽ làm tăng cung tiền trong nền kinh tế bằng cách hoán đổi trái phiếu để đổi lấy tiền mặt cho công chúng. Ngược lại, nếu Fed bán trái phiếu, nó sẽ làm giảm cung tiền bằng cách loại bỏ tiền mặt khỏi nền kinh tế để đổi lấy trái phiếu. Do đó, hoạt động thị trường mở (OMO) có ảnh hưởng trực tiếp đến cung tiền.
OMO cũng ảnh hưởng đến lãi suất vì nếu Fed mua trái phiếu, cung tiền trên thị trường nhiều hơn và lãi suất giảm; nếu Fed bán trái phiếu, cung tiền sẽ giảm và lãi suất sẽ tăng lên.
Bài viết này của libra24h.com đã giúp các bạn có thêm những thông tin mới nhất về FOMC – cơ quan hoạch định chính sách nổi tiếng của Mỹ. Hy vọng các công bố của FOMC sẽ giúp các bạn nắm bắt được tình hình kinh tế chung của Mỹ, từ đó đoán được xu hướng các cặp tiền tệ trên thị trường này nhằm tìm ra cơ hội gia tăng lợi nhuận cho mình.
Nguồn: Tổng hợp
Hà Thương